Posted by : Unknown Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013





Những phát minh để đời của nhà khoa học Nikola Tesla 1

Nikola Tesla (Serbian Cyrillic: Никола Тесла) (10 tháng 7 18567 tháng 1 1943) là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khíkỹ sư điện tử. Sinh ra ở Smiljan, Croatian Krajina, Military Frontier, ông là một người SerbĐế quốc Áo và sau này trở thành công dân Hoa Kỳ. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều phađộng cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần 2
Vì tính cách lập dị và những tuyên bố kỳ lạ và khó tin về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Tesla bị cô lập và bị coi là một nhà bác học điên lúc cuối đời.[2] Ông chết năm 86 tuổi trong một phòng khách sạn ở New York với một số tiền ít ỏi trong túi.[3]
Tên ông được đặt cho một đơn vị điện từ "Tesla" trong hệ đo lường quốc tế. Tesla còn thiết kế ra một loại máy phát điện ở hiệu điện thế cao dạng tháp, mà ngày nay người ta gọi đó là tháp Tesla.


Trên đây là tất cả những dữ liệu được ghi trên trên trang wikipedia bách khoa toàn thư mở của thế giới , dường như là quá ít và không công bằng cho 1 trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế giới .
Dưới đây là một số  phát minh đã thay đổi thế giới của ông :





Tesla trong văn phòng của ông ở New York năm 1916


Từ trường quay (1882):
Khi còn thiếu niên, Tesla học kỹ thuật ở trường Bách khoa Joanneum ở Graz, Áo. Ở đó, những bài giảng về vật lý của giáo sư Jacob Poeschl đã cuốn hút rất nhiều người trẻ tuổi. Một ngày, khi quan sát giáo sư của mình đang cố gắng khắc phục hiện tượng phát tia lửa điện từ các chổi quét đảo mạch của một động cơ DC (điện một chiều), Tesla đã nảy ra ý tưởng chế tạo một loại động cơ mà không cần đến bộ đảo mạch, anh lập tức đề xuất với thầy. Bực mình vì sự ngang bướng của học trò, Poeschl đã diễn giải một tràng dài về sự bất khả thi trong việc chế tạo một loại động cơ như vậy. 

Nhưng chính những lời quở trách đấy đã thổi bùng lòng nhiệt huyết và quyết tâm của tuổi trẻ trong Tesla. Sau hai năm miệt mài nghiên cứu, một ý tưởng xuất thần đã đến với ông : sử dụng từ trường quay cho chiếc động cơ của mình. Tesla đã thấy rằng, nếu từ trường trong stator mà quay, nó sẽ làm cảm ứng một điện trường trên rotor và do đó khiến cho rotor quay. Ông cũng bắt đầu hình dung ra rằng, từ trường quay có thể được tạo ra bằng việc sử dụng AC (điện xoay chiều) thay vì DC, nhưng ở thời điểm đó ông vẫn chưa biết làm thế nào để biến ý tưởng này thành hiện thực.
Động cơ điện xoay chiều  AC (1883):

Trong vòng một năm ngay sau ý tưởng về từ trường quay, Tesla đã chế tạo được chiếc động cơ điện xoay chiều AC đầu tiên của mình. Dòng điện xoay chiều đã tạo ra sự thay đổi từ trường ở bên trong chính stator (phần tĩnh), thay vì việc thay đổi cực từ ở rotor (phần động - khối quay) như các các động cơ một chiều. Cấu hình mới này đã loại bỏ việc phát sinh ra các tia lửa điện như ban đầu
Cuộn Tesla (1890) :

Cuộn Tesla là một trong những phát minh nổi tiếng nhất của Tesla. Về cơ bản, nó là một máy biến áp cao tần lõi không khí. Nó nhận điện áp ra từ 120vAC từ máy biến áp và mạch điều khiển vài kilovolt và và tăng áp lên đến một điện áp cực cao được phóng thích dưới dạng các cung hồ quang điện
Radio (1887):

Năm 1887, Tesla đã gửi một đường truyền không dây từ phòng thí nghiệm của ông tại Houston Street ở New York tới một con thuyền trên sông Hudson cách xa 25 dặm (40km). Lẽ ra ông đã có thể thực hiện được điều này sớm hơn nhưng phòng thí nghiệm của ông đã bị thiêu rụi hoàn toàn trước đó. Tesla còn phát minh ra tất cả những thứ liên quan đến sóng phát thanh như ăng-ten, dây và các thứ khác nhưng một nhà phát minh tên Guglielmo Marconi lại được ghi nhận là cha đẻ của chúng. Năm 1943, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã phán quyết bằng sáng chế được trao cho Tesla, nhưng công chúng vẫn chưa công nhận điều này và vẫn coi Marconi là người sáng chế ra radio
Hệ thống điện không dây
Khoảng 120 năm trước, tại Hội chợ Thế giới năm 1893 ở Chicago (Mỹ), Tesla đã nói về mạng lưới truyền dẫn điện không dây. Theo đó, những cuộn dây lớn có thể thắp sáng các bóng đèn huỳnh quang không cần dây nối cách xa cả chục mét, và do điện trường tác động trực tiếp thành ánh sáng và không sử dụng các điện cực. Ông cũng mơ đến ngày công nghệ này cho phép con người có thể thu được năng lượng từ khoảng cách xa hơn mà không cần dây. Đã hơn một thập kỷ trôi qua, nay chỉ có tập đoàn Sony và Intel hiện thực hóa được giấc mơ của ông với bộ xạc pin điện thoại di động không cần dây dẫn.
Tia X
Nghiên cứu của Tesla trong lĩnh vực điện từ đã giúp cho các bác sĩ khoa X-quang có thể nhìn xuyên cơ thể người mà không cần phải thực hiện phẫu thuật, một khái niệm mà trong những năm 1800 bị cho là không thể thực hiện được. Mặc dầu nhà vật lý người Đức Willhelm Rơntgen mới là người được tôn vinh rộng rãi vì phát hiện ra tia X năm 1895, những thử nghiệm của Tesla với công nghệ này 8 năm trước đó đã nhấn mạnh đến những nguy hiểm tiềm tàng trong việc sử dụng tia phóng xạ lên cơ thể người.
Người máy học
Tesla từng tưởng tượng ra rằng trong tương lai, một cuộc chạy đua về người máy “có thể thực hiện các công việc một cách an toàn và hiệu quả”. Năm 1898, ông giới thiệu một chiếc thuyền được điều khiển bằng sóng radio mà ông chế tạo ra, sản phẩm nhiều người tôn vinh là “khai sinh ra ngành khoa học về người máy”. Ông cũng từng mường tượng ra một thế giới tràn ngập “các ô tô thông minh, robot đồng hành với con người, máy cảm biến và hệ thống tự động”.
Tia chết
Trong những năm 1930, Tesla phát minh ra một loại vũ khí chết người dưới dạng chùm tia sáng có thể cùng lúc giết chết hàng triệu người cũng như phá hỏng động cơ của máy bay kẻ thù cách xa hàng trăm kilomet. Tuy vậy, cái gọi là “tia chết” này đã không bao giờ được tạo ra, dù Tesla đã bán nó cho quân đội Mỹ.
Máy động đất
Năm 1898, Tesla tuyên bố đã chế tạo một thiết bị nhỏ, khi lắp đặt và vận hành ở đâu thì sẽ làm cho khu vực xung quanh nó phải rung chuyển. Thiết bị này chỉ nặng vài kilogram, nhưng lại có thể tạo ra những dao động rất lớn khiến các cấu trúc lớn có thể bị đổ sập. Thế nhưng chính Tesla đã phá hủy chiếc máy này vì nhận ra sự nguy hiểm mà nó có thể tạo ra.
 
"
Mặc dù có tới 700 bằng sáng chế phát minh nhưng cho đến cuối đời nhà phát minh lừng danh thế giới này chỉ là một cụ già nghèo khổ. Nikola Tesla qua đời trong cảnh “không một xu dính túi” tại một khách sạn ở New York năm 1943 và có lẽ là nhà phát minh vô tư nhất trong lịch sử.
                                                                      "

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Welcome to My Blog

Followers

g

- Copyright © Film and music for life -Robotic Notes- Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -